Lịch sử ngành Ngôn_ngữ_học_xã_hội

  • Những nghiên cứu đầu tiên về đề tài yếu tố xã hội thúc đẩy sự biến đổi của ngôn ngữ manh nha từ cuối thế kỷ 19.
  • Những năm đầu thập niên 1900, Louis Gauhat (người Thụy Sĩ) có nhắc đến khái niệm xã hội của ngôn ngữ. Khoảng những năm 1930, khái niệm này được các nhà ngôn ngữ Ấn Độ và Nhật Bản nhắc đến. Nhưng không được giới khoa học xã hội phương Tây chú ý.
  • Năm 1939, Thomas Callan Hodson, người Anh, lần đầu sử dụng thuật ngữ ngôn ngữ học xã hội (sociolinguistics) trong bài viết "Ngôn ngữ học xã hội Ấn Độ" ("Sociolingistics in India"), trong tập sách Man in India.
  • Phương Tây chỉ bàn luận về ngôn ngữ học xã hội từ thập niên 1960, với nhà ngôn ngữ học tiên phong William Labov (Mỹ) và Basil Benstein (Anh). Trong thời gian này, William Stewart và Heinz Kloss đã thảo luận những khái niệm cơ bản về lý thuyết ngôn ngữ đa trung tâm (Pluricentric language), miêu tả các ngôn ngữ cơ bản khác biệt thế nào giữa các quốc gia (ví dụ: tiếng Anh Mỹ/Anh/Canada/Úc). William Labov được xem như cha đẻ của Ngôn ngữ học xã hội. Ông đóng góp nhiều nghiên cứu về sự khác biệt và biến đổi của ngôn ngữ[1], đưa xã hội học về ngôn ngữ lên vị trí của một ngành học chuyên sâu.